Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân (phải là cán bộ thuộc biên chế của lực lượng Công an) (cấp xã)
Mức độ thủ tục | Dịch vụ công |
Lĩnh vực thủ tục | Khiếu nại tố cáo |
Cơ quan thực hiện | a) Người có thẩm quyền quyết định: Trưởng Công an cấp phường. |
Cách thức thực hiện | Tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện. |
Đối tượng thực hiện | Cá nhân, tổ chức |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo: Người tố cáo thực hiện việc tố cáo bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp đến Trưởng Công an thị trấn trong biên chế Công an nhân dân, Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an phường (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp phường. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Trưởng Công an cấp phường quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 22/2019/NĐ-CP, ngày 25/2/2019 của Chính phủ. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại đầy đủ nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Trưởng Công an cấp phường sau khi tiếp nhận thông tin tố cáo phải giao cho cán bộ xử lý vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý, theo dõi; đóng dấu “Đến” và ghi rõ ngày, tháng, năm nhận thông tin tố cáo. Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi thông tin tố cáo phải được bảo quản, không để hư hỏng, thất lạc, không làm thay đổi hình thức và nội dung. Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an cấp xã; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo và các nội dung khác để quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo. trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo. Trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải uỷ quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày. Bước 2: Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo: Người giải quyết tố cáo ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là quyết định thụ lý). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung cho người bị tố cáo biết. Trưởng công an cấp phường phải thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về việc thụ lý tố cáo và các nội dung tố cáo được thụ lý. Trước khi tiến hành xác minh, phải tổ chức công bố quyết định thụ lý. Trong quá trình xác minh, Tổ xác minh phải làm việc với người bị tố cáo; người tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; Bước 3: Báo cáo kết quả xác minh và kết luận nội dung tố cáo a) Dự thảo Báo cáo kết quả xác minh, tổ chức thông báo dự thảo Báo cáo kết quả xác minh; b) Hoàn chỉnh Báo cáo kết quả xác minh; Các bước tiến hành trên được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2015/TT-BCA, ngày 02/3/2015 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. c) Kết luận nội dung tố cáo: Căn cứ Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, Trưởng công an cấp phường ban hành Kết luận nội dung tố cáo. Bước 4: xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định tại Thông tư số 129/2020/TT-BCA, ngày 08/12/2020 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. Bước 5: công khai kết luận nội dung tố cáo Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ký Kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai Kết luận nội dung tố cáo, Quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 91/2013/NĐ-CP ngày 12/8/2013 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì Trưởng công an cấp phường thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo, trừ những thông tin thuộc bí mật Nhà nước. Việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau: (1) Gửi kết luận nội dung tố cáo, quyết định, văn bản xử lý tố cáo cho người tố cáo nếu kết luận, quyết định, văn bản đó không có nội dung, thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của ngành Công an; (2) Gửi văn bản thông báo tóm tắt kết quả giải quyết tố cáo theo nội dung tố cáo cho người tố cáo biết, không đưa những nội dung, thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, bí mật của ngành Công an vào văn bản thông báo. Bước 6: Kết thúc việc giải quyết tố cáo. Tổ trưởng Tổ xác minh làm thủ tục kết thúc hồ sơ, trình Trưởng công an cấp phường ký quyết định kết thúc hồ sơ để nộp lưu theo quy định. – Cách thức thực hiện: tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo. – Cách thức thực hiện: Tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo. – Thành phần, số lượng hồ sơ: + Thành phần hồ sơ: a) Nhóm 1 gồm các văn bản, tài liệu sau: Đơn tố cáo hoặc Biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp; Quyết định thụ lý, Quyết định thành lập Tổ xác minh; Kế hoạch xác minh tố cáo; Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; các văn bản thông báo, xử lý, kiến nghị xử lý tố cáo. b) Nhóm 2 gồm các văn bản, tài liệu sau: Các biên bản làm việc; văn bản, tài liệu, chứng cứ thu thập được; văn bản giải trình của người bị tố cáo; các tài liệu khác có liên quan đến nội dung tố cáo. |
Thời hạn giải quyết | Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày. |
Phí | Không |
Lệ phí | Không |
Thành phần hồ sơ | a) Nhóm 1 gồm các văn bản, tài liệu sau: Đơn tố cáo hoặc Biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp; Quyết định thụ lý, Quyết định thành lập Tổ xác minh; Kế hoạch xác minh tố cáo; Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; các văn bản thông báo, xử lý, kiến nghị xử lý tố cáo. |
Số lượng bộ hồ sơ | 01 bộ |
Yêu cầu - điều kiện | Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật tố cáo: Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây: |
Căn cứ pháp lý | + Luật Tố cáo (Luật số 25/2018/QH14 ngày 14/7/2018). + Nghị định số 22/2019/NĐ-CP, ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. + Thông tư số 54/2017/TT-BCA ngày 15/11/2017 về sửa đổi, bổ sung Điều 1, Thông tư 60/2014/TT-BCA ngày 18/11/2014 quy định về Biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân. + Thông tư 60/2014/TT-BCA ngày 18/11/2014 của Bộ Công an quy định biểu mẫu sử dụng trọng hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân. + Thông tư 129/2020/TT-BCA ngày 08/12/2020 quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. |
Biểu mẫu đính kèm | |
Kết quả thực hiện | Kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. |