Luật số 49/2019/QH14 của Quốc hội

  • Loại văn bản: Luật
  • Cơ quan ban hành: Quốc hội
  • Số ký hiệu: 49/2019/QH14
  • Trích yếu:
    Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
  • Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
  • Ngày ban hành: 22/11/2019
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2020
  • Trạng thái: Còn hiệu lực
  • Tải về

Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV ngày 22/11/2019, Quốc hội đã biểu quyết thông qua “Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam” số 49/2019/QH14 với đa số đại biểu Quốc hội tán thành (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020). “Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam” được ban hành là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh; nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước của công dân. Nội dung của Luật có nhiều điểm mới, cải tiến, đơn giản hóa so với quy định hiện hành, cụ thể:

1. Đối với công dân Việt Nam

– Không đặt vấn đề “nộp hồ sơ” khi đề nghị cấp hộ chiếu mà chỉ quy định điền vào tờ khai theo mẫu hoặc khai qua mạng Internet để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

– Đối với người có căn cước công dân, có quyền lựa chọn nơi làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu tại bất kỳ Công an địa phương nào người dân thấy thuận lợi (quy định hiện hành người đề nghị cấp hộ chiếu phải làm thủ tục địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú dài hạn).

– Đối với người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần hai trở đi, được lựa chọn nơi làm thủ tục cấp hộ chiếu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an địa phương nơi thuận lợi, không đặt vấn đề hộ chiếu còn hạn hay hết hạn (quy định hiện hành, hộ chiếu hết hạn 01 ngày vẫn phải về Công an địa phương nơi thường trú để nộp hồ sơ, còn hạn 01 ngày có thể nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh).

– Người đề nghị cấp hộ chiếu được nhận kết quả tại địa chỉ nơi thuận tiện theo yêu cầu.

– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm; hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm. Hộ chiếu cấp riêng cho từng người, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi xuất cảnh, nhập cảnh. Cụ thể: theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 9 tuổi có thể cấp chung hộ chiếu phổ thông cùng bố hoặc mẹ nên thực tế đã phát sinh phức tạp; ví dụ: con cấp chung hộ chiếu cùng mẹ nhưng lại xuất cảnh cùng bố; khi cấp chung hộ chiếu với con thì hộ chiếu của bố hoặc mẹ chỉ có thời hạn 05 năm (thay vì 10 năm nếu bố, mẹ cấp riêng hộ chiếu).

– Hộ chiếu có 2 loại: có gắn chíp điện tử và không gắn chíp điện tử; công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử (để phù hợp với Luật căn cước công dân). Người dân nên đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử vì hiện nay nhiều nước trên thế giới đã khuyến cáo, ưu tiên xem xét cấp thị thực thuận tiện cho những người sử dụng hộ chiếu điện tử. Ví dụ: Đối với nước Mỹ, hộ chiếu điện tử là một điều kiện quan trọng trong hàng loạt tiêu chuẩn trong việc xin thị thực vào Mỹ. Việc đưa vào sử dụng hộ chiếu có gắn chíp điện tử làm tăng tính xác thực cho hộ chiếu, chống nguy cơ làm giả, tạo thuận lợi cho công dân khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu (được nhanh chóng, chính xác do áp dụng kiểm soát hộ chiếu điện tử bằng cổng kiểm soát tự động – autogate). 

– Thay việc cấp giấy thông hành cho công dân ở nước ngoài về nước bằng việc cấp hộ chiếu phổ thông ngắn hạn (không quá 12 tháng) theo thủ tục rút gọn để thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước đối với công dân trong mọi trường hợp và không phát sinh thêm mẫu giấy tờ xuất nhập cảnh.

– Luật hóa việc khôi phục giá trị hộ chiếu bị mất được tìm thấy nếu người dân có yêu cầu; để tạo thuận lợi cho người dân, nhất là các trường hợp hộ chiếu có thị thực của nước ngoài còn thời hạn.

Kết quả biểu quyết của đại biểu Quốc hội về Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV ngày 22/11/2019.
Kết quả biểu quyết của đại biểu Quốc hội về Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV ngày 22/11/2019.

2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

– Thực hiện thu nhận vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu.

– Thực hiện kết nối, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác để phục vụ việc cấp, kiểm soát giấy tờ xuất nhập cảnh.

– Thực hiện việc kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ để làm căn cứ pháp lý giải quyết các tình huống cụ thể, như đi cứu hộ, cứu nạn, tập trận chung; quy định kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động.

– Luật hóa các trường hợp hủy, thu hồi hộ chiếu do bị mất quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; người không thuộc diện còn được sử dụng chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.

“Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam” số 49/2019/QH14 với nhiều điểm mới về cải cách thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh./.

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab